Hỏi đáp
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và cấp huyện, thị xã,
thành phố (DDCI - Department and District Competitiveness Index) là một công cụ
nhằm giúp đánh giá năng lực điều hành kinh tế của cấp sở, ngành và cấp huyện,
thị xã, thành phố; từ đó, tạo động lực cải thiện chất lượng giải quyết các thủ
tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, các doanh nghiệp
đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Mục đích:
(1) Đánh giá năng lực điều hành của các sở, ban, ngành và UBND các
huyện, thị xã, thành phố trong công tác chỉ đạo điều hành kinh tế, tạo động lực
cải thiện chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động
đầu tư, kinh doanh của nhà đầu tư, doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho
nhà đầu tư, doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh;
(2) Thúc đẩy tinh thần thi đua, nâng cao chất lượng điều hành kinh
tế - xã hội giữa các sở, ban, ngành và giữa UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Từ đó nghiên cứu, đề ra các giải pháp hoàn thiện về thể chế, năng lực điều
hành, năng lực đối thoại của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã,
thành phố, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh
tranh tỉnh Bình Thuận;
(3) Xây dựng kênh thông tin đáng tin cậy, minh bạch để nhà đầu tư,
doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền, từ đó đề xuất giải
pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế để hỗ trợ doanh nghiệp
hiệu quả, kịp thời và thiết thực;
(4) Tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho
nhà đầu tư, doanh nghiệp và nâng cao thứ hạng của tỉnh Bình Thuận trong Bảng xếp
hạng Chỉ số PCI do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố thường
niên.
Khảo
sát chỉ số DDCI do UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo thực hiện, giao Sở Kế hoạch và
Đầu tư chủ trì tổ chức thực hiện đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn độc lập là
Công ty CP Bất động sản và Công nghệ Hải Nam thực hiện khảo sát
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt Bộ Chỉ số đánh giá năng lực
cạnh tranh cấp sở, ngành và cấp huyện, thị xã, thành phố (DDCI) tỉnh Bình Thuận
năm 2023 tại Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 05/6/2024, bao gồm:
1. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin;
2. Tính năng động và hiệu lực thi hành của sở, ban, ngành/chính
quyền địa phương;
3. Chi phí thời gian;
4. Chi phí không chính thức;
5. Cạnh tranh bình đẳng;
6. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp;
7. Thiết chế pháp lý;
8. Tính ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai chuyển đổi số;
9. Tiếp cận đất đai.
Về nội dung: Phiếu khảo sát DDCI được xây dựng trên cơ sở các Chỉ
số thành phần đã được lựa chọn. Căn cứ trên nội dung mỗi Chỉ số thành phần sẽ
có các câu hỏi (tiêu chí) tương ứng với nội dung của Chỉ số thành phần đó. Nội
dung tiêu chí đảm bảo tính khái quát chung, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
cấp sở, ngành và cấp huyện, thị xã, thành phố.
Phiếu có phần trả lời câu hỏi để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh
doanh có thể bày tỏ những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải hoặc đề xuất, kiến
nghị các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Phiếu không ghi tên các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được
khảo sát lên trên phiếu nhằm bảo mật thông tin cho những người trả lời phiếu phản
ánh ý kiến một cách trung thực, khách quan.
- Về hình thức: Phiếu khảo sát được thiết kế theo hình thức trả lời
trắc nghiệm lựa chọn phương án có sẵn và có câu hỏi theo hình thức tự luận.
Phiếu khảo sát được thiết kế thành 02 mẫu phiếu:
(1) Mẫu phiếu Khảo sát các huyện, thị xã, thành phố (Phụ lục II):
Dùng để khảo sát cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là Địa phương).
(2) Mẫu phiếu Khảo sát các sở, ban, ngành (Phụ lục III): Dùng để
khảo sát cấp sở, ban, ngành (gọi tắt là SBN).
-
Nhóm 1: gồm sở, ban, ngành cấp tỉnh:(1) Sở Kế hoạch và
Đầu tư; (2) Sở Tài nguyên và Môi trường; (3) Sở Xây dựng; (4) Sở Công Thương;
(5) Sở Giao thông vận tải; (6) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; (7) Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch; (8) Sở Thông tin và Truyền thông; (9) Sở Y tế; (10)
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; (11) Sở Khoa học và Công nghệ; (12) Sở Tư
pháp; (13) Sở Giáo dục và Đào tạo; (14) Sở Tài chính; (15) Ban Quản lý các Khu
công nghiệp tỉnh; (16) Công an tỉnh; (17) Cục Thuế tỉnh; (18) Chi cục Hải quan
Cửa khẩu Cảng tỉnh; (19) Cục Quản lý thị trường tỉnh; (20) Bảo hiểm xã hội
tỉnh; (21) Tòa án nhân dân tỉnh.
- Nhóm 2: gồm UBND các
huyện, thị xã, thành phố: (1) Tuy Phong; (2)
Bắc Bình; (3) Hàm Thuận Bắc; (4) Phan Thiết; (5) Hàm Thuận Nam; (6) Hàm Tân;
(7) LaGi; (8) Tánh Linh; (9) Đức Linh; (10) Phú Quý.
Khảo sát DDCI được đánh
giá bởi các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang hoạt động sản xuất
kinh doanh và đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Sau khi tính toán và lựa
chọn mẫu, số lượng, cơ cấu các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được
khảo sát sẽ được rút gọn lại để phù hợp với các điều kiện về nguồn lực của Bộ
Chỉ số nhưng vẫn đảm bảo tính đại diện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh
Khảo sát DDCI được thực hiện thông qua 02 phương pháp: Khảo sát trực tuyến qua website; Khảo sát qua thư kết hợp với phỏng vấn trực tiếp.
- Đối với phương pháp khảo sát trực tuyến: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được lựa chọn là mẫu khảo sát truy cập vào website: http://ddci.binhthuan.gov.vn/ và tham gia trả lời phiếu khảo sát trực tuyến tại website. Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sử dụng phương pháp này để đảm bảo việc khảo sát được thuận tiện, nhanh chóng và chính xác.
- Đối
với phương pháp khảo sát qua thư kết hợp với phỏng vấn trực tiếp: Bộ phiếu khảo
sát được gửi đến doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã được lựa chọn làm
đối tượng khảo sát thông qua đơn vị chuyển phát. Nhân viên chuyển phát gửi
phiếu khảo sát, đôn đốc, hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trả
lời và trực tiếp thu hồi phiếu khảo sát.
Từ
kết quả được thu thập qua các phiếu khảo sát, thực hiện tổng hợp kết quả khảo
sát bằng phương pháp khoa học thống kê và xếp hạng các huyện, thành phố, sở,
ban, ngành theo thứ tự điểm số DDCI từ cao đến thấp với các mức xếp hạng tương
ứng.
Trên
cơ sở kết quả khảo sát DDCI được tổng hợp, báo cáo được xây dựng sẽ phản ánh
chân thực, khách quan từ đó đưa ra được nhận định về công tác cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ quan, đơn vị
trong năm 2023 và đưa ra được những khuyến nghị cụ thể cho năm tiếp theo.
Báo
cáo kết quả khảo sát chỉ số DDCI được công bố công khai. Sau khi công bố chỉ số
DCCI, các cơ quan, đơn vị có thành tích cải thiện môi trường kinh doanh xếp
hạng cao được đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen. Các đơn vị xếp hạng
thấp đề nghị Đảng ủy khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh vận dụng kết quả xếp
hạng chỉ số DCCI là một trong những căn cứ để xem xét, đánh giá, phân loại chất
lượng tổ chức cơ sở đảng với các chi, đảng bộ và người đứng đầu, đảm bảo chỉ số
DCCI phát huy tác dụng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại cơ
quan, đơn vị nói riêng và chỉ số PCI của tỉnh nói chung.
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh khi tham gia khảo sát sẽ được bảo mật hoàn toàn thông tin của mình. Kết quả khảo sát chỉ dùng cho việc thống kê, nghiên cứu để đề xuất, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác chỉ đạo, điều hành cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại tỉnh. Do vậy, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoàn toàn yên tâm để bày tỏ những ý kiến của mình trong phiếu khảo sát